Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Bệnh bao quy đầu ở trẻ em - Những điều phụ huỳnh cần biết

Trẻ em có bị bệnh bao quy đầu không ? là thắc mắc của nhiều phụ huỳnh. Có rất nhiều người nghĩ rằng, bệnh về bao quy đầu chỉ gặp ở người trường thành. Khi bắt đầu có hoạt động quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Trẻ em hoàn toàn có thể bị bệnh bao quy đầu. Do đó, các bậc phụ huỳnh cần chú ý theo dõi bao quy đầu của bé trai. Để sớm phát hiện ra những bất thường, xảy ra ở khu vực này.

>> Xem thêm về bao quy đầu:

Trẻ em có bị bệnh bao quy đầu không?


Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có 3 bệnh lý bao quy đầu thường gặp ở trẻ em. Trong đó, phải kể đến như:

Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu của trẻ bị viêm sưng, mẩn đỏ. Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ gây khó chịu, ngứa rát, tiểu đau. Bệnh khiến cho các bé trai liên tục quấy khóc khó chịu và có thể để lại nhiều biến chứng ở bộ phận sinh dục.

>> Xem thêm về bao quy đầu:


Các bậc phụ huynh có thể nhận biết viêm bao quy đầu ở trẻ em qua những dấu hiệu sau:

  • Bao quy đầu sưng tấy, đỏ lên và đau rát, quy đầu có thể có cặn bã màu trắng sạn như vôi.
  • Trẻ thường nhịn tiểu vì sợ cảm giác đau đớn khi đi tiểu.
  • Mỗi lần đi tiểu đều đau rát khó chịu, nước tiểu đậm màu và khai nồng, thậm chí là có máu trong nước tiểu. Trong trường hợp này cần cho trẻ đi viện ngay.
  • Nếu trẻ chưa biết nói, trẻ thường sờ vào “cậu nhỏ” để gãi ngứa, quấy nhiễu, khóc khi đi tiểu vì đau rát.


Hẹp bao quy đầu ở trẻ - Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em


Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng rất phổ biến. Đây là tình trạng lớp da bao quy đầu trùm kín dương vật. Bởi khi còn nhỏ, lớp dây chằng của bé trai vẫn thắt chặt.

Gây đau đớn và khó khăn trong việc rút lớp da bao phủ đầu của dương vật.

Phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ thông qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đau đớn, không chịu đi tiểu.
  • Khi tiểu sẽ thấy phồng lên ở đầu dương vật do lớp da này không mở ra khiến nước tiểu không thể thoát ra bên ngoài.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi khai khi trẻ đi tiểu.
  • Những hiện tượng này không chỉ xuất hiện một vài lần mà xuất hiện với tần suất lớn khi trẻ nhỏ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu.


Dài bao quy đầu ở trẻ


Dài bao quy đầu ở trẻ là tình trạng phần da bao quy đầu không tuột xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng. Phần da quy đầu đó thường dài hơn so với bình thường khoảng 1.5cm. Và nếu có tuột được phần da bao quy đầu thì cũng chỉ có thể tuột được một ít và phần bao quy đầu chỉ để lộ ra được một phần.

Cụ thể, khi quan sát thấy con mình có những biểu hiện dưới đây thì các cha mẹ cần phải theo dõi sát sao. Để yên tâm thì các cha mẹ nên đưa con đi khám. Bởi đó chính là các dấu hiệu dài bao quy đầu ở trẻ em, những biểu hiện đó thường là:

  • Phần da bao quy đầu dài hơn so với những trẻ khác
  • Khó tuột được da bao quy đầu
  • Khó nhìn thấy lỗ tiểu
  • Đi tiểu thường bị đọng lại nước tiểu ở bao quy đầu
  • Dài bao quy đầu nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật và nhất là sẽ tăng nguy cơ trẻ bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm.


Tác hại của bệnh bao quy đầu ở trẻ


Như đã nói ở trên, các bệnh bao quy đầu ở trẻ em rất phổ biến. Tuy nhiên, không vì thế mà các bậc phụ huynh lơ là trong việc thăm khám và điều trị cho con. Bệnh lý bao quy đầu ở trẻ nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của trẻ.

Trẻ bị bao quy đầu thường khiến cho trẻ bị tiểu đau, tiểu rát, ngứa ngáy không yên… dẫn đến trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng…

Ngoài tác động đến sức khỏe, bệnh lý bao quy đầu còn ảnh hưởng đến tinh thần. Khiến trẻ sợ sệt mỗi lần đi tiểu, ngứa ngáy, đau đớn khiến trẻ không muốn đi tiểu.

Tình trạng dài hẹp bao quy đầu để lâu, dễ gây biến chứng thành viêm nhiễm. Các vi khuẩn tại vùng viêm, có thể lây lan gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ khi lớn lên.

>> Các loại mẹo về bao quy đầu thường gặp:

Trẻ em bị bệnh bao quy đầu điều trị như thế nào?


Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, và bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh lý bao quy đầu khác nhau. Do đó, nếu phụ huynh phát hiện ra những bất thường tại bao quy đầu. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa, để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Đối với những trẻ em nam bị mắc viêm bao quy đầu đơn thuần do thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Bác sĩ sẽ yêu cầu các bậc phụ huynh thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ. Không được rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng xà phòng.

Chỉ cần dùng nước sạch để rửa bên ngoài là đủ. Kết hợp sử dụng thuốc bôi để kháng khuẩn, làm lành vết thương. Cách này để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em trong trường hợp trẻ bị viêm sau khi bị tổn thương.

Với những trường hợp trẻ dưới 8 tuổi mắc dài, hẹp bao quy đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn. Bằng cách nong bao quy đầu tại nhà. Phương pháp nay, đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ.

Nếu trẻ trên 8 tuổi, bao quy đầu vẫn chưa lột được. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt bao quy đầu để làm lộ quy đầu. Đồng thời, loại bỏ bựa sinh dục và bụi bẩn (loại bỏ nguyên nhân gây viêm nhiễm).

Bác sĩ lưu ý rằng: sau khi đã cắt hoặc nong bao quy đầu cho trẻ: Hãy thường xuyên nhắc trẻ lộn bao quy đầu để rửa phần quy đầu sạch sẽ hằng ngày. Giải thích giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc lộn bao quy đầu và vì sao phải vệ sinh mỗi ngày.

Cha mẹ hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ. Vì việc tự ý thực hiện cách xử lý viêm nhiễm có thể làm tình trạng trở nặng và sau này khó khắc phục hơn.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi trẻ có bị bệnh bao quy đầu không?. Các bệnh lý bao quy đầu thường gặp ở trẻ. Cách nong bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì? Hi vọng bài viết đã giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về những bệnh lý bao quy đầu ở trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét