Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

5 nguyên nhân ngứa bên trong vùng kín ai cũng từng mắc phải

Vệ sinh không thường xuyên

Vùng kín được xem là nơi nhạy cảm và yếu ớt nhất trên toàn bộ cơ thể. Khi vệ sinh sai cách hoặc vệ sinh không thường xuyên đều có thể là nguyên nhân gây ngứa bên trong vùng kín.

Vệ sinh không thường xuyên: những người không vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện, vệ sinh vùng kín không quá 1 lần/ngày, không thay băng và vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt đều có thể bị ngứa trong vùng kín.

Vệ sinh sai cách: dùng các loại vệ sinh dung dịch chứa nhiều hóa chất, mùi thơm gây kích ứng da và ngứa rát. Ngoài ra, một số chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng vòi sen. Điều này có thể làm mất độ pH trong vùng kín và từ đó gây ra ngứa bên trong vùng kín.
Nhiễm nấm khuẩn, viêm âm đạo

Lý do phổ biến nhất và cũng thường gặp nhất đến từ các loại nấm khuẩn. Chủ yếu là loại nấm Candida, trùng roi Trichomonas Vaginalis, tạp trùng Bactevial Vginosis hoặc vi khuẩn lây lan từ hậu môn, đường tình dục. Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo là ngứa bên trong vùng kín, khí hư ra nhiều, mùi hôi khí hư nặng và ngả màu, âm đạo đau rát, thậm chí là xuất huyết âm đạo,...

Quan hệ tình dục không an toàn

Một trong những nguyên nhân gây ngứa bên trong âm đạo mà bạn cần đề phòng chính là tình trạng quan hệ tình dục không an toàn. Các vi khuẩn kí sinh sẽ lây truyền thông qua đường tình dục và tiềm ẩn gây nguy hại đến cơ thể. Bệnh không phát triển ngay mà có thời gian ủ nhất định, khi tái phát ra ngoài thì thường thuộc mức độ nặng, khó khăn trong điều trị và hồi phục. Gồm có: sùi mào gà, lậu, giang mai,...

Stress kéo dài

Các chứng minh trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng, stress cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa bên trong vùng kín. Khi stress, cơ thể sẽ bị mất ổn định và rối loạn nội tiết tố. Lúc này các loại vi khuẩn trong cơ thể sẽ nhân cơ hội mà tấn công, đặc biệt là khu vực “tam giác ẩn”. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận về trường hợp bệnh nhân căng thẳng sẽ ngứa bên trong vùng kín. Khi thần kinh thả lỏng thì cảm giác ngứa ngáy có thể giảm bớt ngay.

Các bệnh lý liên quan đến tử cung

Là dấu hiệu để nhận biết viêm cổ tử cung hoặc nhiễm trùng đường tiểu, triệu chứng ngứa bên trong vùng kín có thể là cảnh bảo về bệnh lý liên quan đến tiết niệu cũng như bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Cảm giác ban đầu sẽ ngứa rát, châm chích. Nếu không kịp thời điều trị hoặc điều trị phương pháp không phù hợp có thể bị chuyển thành các cơn đau nhức, có khi sưng tấy, chảy máu.

Cách phòng ngừa tình trạng ngứa bên trong vùng kín
Để chăm sóc và bảo vệ “cô bé”, các chị em nên cẩn thận và tỉ mỉ thực hiện các biện pháp như:

Vệ sinh vùng kín hằng ngày

Đây là điều tiên quyết để tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy. Trung bình vùng kín cần được làm sạch với nước 2-3 lần/ngày. Kèm theo là vệ sinh với dung dịch dịu nhẹ, nước muối hoặc nước trà xanh (chè tươi) để sát khuẩn 1 lần/ngày. Tốt nhất nên rửa vùng kín cùng nước không quá nóng hoặc quá lạnh.

Không mặc đồ lót chật

Cần tạm biệt với các kiểu nội y thiếu thấm hút, quá chật hoặc quá cũ. Bạn nên thay đồ lót 3 tháng/lần với các loại chất liệu cotton mềm mịn, thoáng mát. Đồng thời, hạn chế việc giặt đồ lót cùng với quần áo thông thường. Bạn nên ngâm nước ấm, giặt tay và phơi dưới nắng ráo ít nhất 24h trước khi tái sử dụng. Không được dùng chung đồ lót và không mặc quần áo quá chật chội.


Quan hệ tình dục đúng cách

Không nên quan hệ tình dục bừa bãi hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nên cố định bạn tình và khi quan hệ sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh về tình dục.

Tránh sử dụng các loại gel, thuốc xịt kích thích hưng phấn chứa thành phần dễ gây kích ứng hoặc nhiều chất tạo mùi. Các sản phẩm trên cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa bên trong vùng kín của bạn đấy.


Nghỉ ngơi

Hãy cho cơ thể ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày và tránh những căng thẳng, áp lực kéo dài ngày. Tạo cho mình thói quen giải tỏa tâm lý và giữ tinh thần vui tươi để phòng ngừa không chỉ bệnh phụ khoa mà còn nhiều loại bệnh khác.

Ngoài ra, thường xuyên vận động sẽ giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi, giúp vùng kín thông thoáng và dễ chịu hơn. Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì thực phẩm trên có thể làm mất cân bằng pH của vùng kín.

Tái khám định kỳ

Dù có các dấu hiệu ngứa bên trong vùng kín hay không, bạn luôn phải dành thời gian đến gặp bác sĩ ít là 1 năm/lần. Thực hiện các xét nghiệm và khám tổng quát có thể giúp kịp thời phát hiện những bất ổn trong cơ thể và đưa ra biện pháp điều trị nhanh chóng.

Khi đang điều trị bệnh phụ khoa, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc thang nào khi chưa thông qua kiểm định của bác sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét